Top Ad unit 728 × 90

Bồ đề

CÂY BỒ ĐỀ



·   Tên thông thường: Đề, Bồ đề
·    Tên tiếng anh: Bohd Tree, Peepul Tree, Sacred Fig
·    Tên khoa học: Ficus  religiosa
·    Họ: Moraceae
·   Nguồn gốc & phân bố (Việt Nam & Thế giới):
Nguồn gốc: Ấn Độ
Phân bố: Rộng khắp
Các loại cây có khả năng cộng sinh với nó: Dễ sống chung với các loại cây cùng khu vực nhiệt đới. Trong các rừng phục hồi, bồ đề mọc thuần loại hoặc xen với nứa và một số cây gỗ mọc nhẵn, ưa sáng khác như: Thôi ba, hu ba soi, ba bét, dường....
·    Hình thái:
Thân gỗ lâu năm, to, màu xám hoặc nâu; có thể cao đến 20m, đường kính tối đa khoảng 2m. Thân có thể có vảy, nhiều rễ.
Bộ rễ cây to khỏe với thật nhiều rễ con dài khoảng 4 - 6cm màu trắng ngà (trồng khoảng 02 - 03 tháng thì rể cây sẽ chuyển sang màu xanh non). Rễ cọc phát triển yếu, ngược lại hệ rễ bàng phát triển mạnh và tậptrung trên 80% ở tầng đất mặt 0-20cm, do vậy độ phì tầng đất mặt có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của Bồ đề.
Lá cây bồ đề hình tim, nhẵn, đầu lá kéo dài, cuống dài, gân nổi rõ. Lá bồ đề non màu hơi đỏ, dần chuyển sang xanh. Tán lá rộng, rậm và xòe. Cây bồ đề có hoa đơn tính, màu đỏ, nhỏ, nở vào tháng 2.
Quả bồ đề hình cầu, nhỏ, không cuống, mọc thành chùm; màu xanh khi non, màu tím khi già. Mùa quả vào khoảng tháng 5 -6.
·   Sinh lý – sinh thái
Tốc độ sinh trưởng: nhanh.
Nhu cầu nước: cao.
Yêu cầu đất: Chỉ gặp bồ đề phân bố trên các loại đất phát triển từ các loại đá mica, phiến thạch sét, với lớp đất mặt sâu và ẩm. Cây không ưa núi đá vôi. Trên cát và đá ong, cây không sinh trưởng được.
Bồ đề được coi là cây tiên phong định vị. Trong tự nhiên, bồ đề thường tái sinh mạnh sau nương rẫy, sau khi rừng mới bị tàn phá và trên các vùng đất trống tương đối lớn, ở độ cao 600-1.000m.
Bồ đề là cây ưa sáng mọc nhẵn ,cây thường chiếm tầng trên của rừng và dưới tán của nó không có cây con tái sinh.
Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sinh trưởng của bồ đề trong khoảng 15-250C; cây cũng có khả năng chịu rét tương đối tốt (-40C); nên có thể lên tới độ cao 1500m trên mặt biển.
Tuy vậy, cây cũng không chịu được nhiệt độ cao (nhất là cây non) và cũng không chịu được khô hạn. Lượng mưa trong vùng phân bố bồ đề thường trong khoảng 1.500- 2.000mm/năm. Thường chỉ gặp bồ đề phân bố ở các vùng ẩm và còn mang tính đất rừng rõ rệt.
Nó cũng là cây có chu kỳ kinh doanh ngắn, thường sau 10-12 năm là rừng bồ đề đã có thể khai thác.
Hàng năm, cây bồ đề có thời kỳ rụng hết lá và ngừng sinh trưởng, thường vào tháng 11, 12 đến tháng 1, 2 năm sau.
Đặc điểm rụng lá, tán thưa, thảm mục ít là các nhược điểm cơ bản của rừng bồ đề trong bảo vệ môi rường.
Cây tái sinh rất mạnh ở nơi đất trống, quang đãng.
Hạt được bảo quản lâu trong đất, khi có điều kiện thuận lợi về ánh sáng, lại nẩy mầm và phát triển thành cây con.
Mùa hoa tháng 4-6; mùa quả chín tháng 7-10
Sinh trưởng tốt, cây thích hợp trong điều kiện thời tiết mát mẽ.
Nhu cầu ánh sáng: thấp, cây chịu bóng, kị ánh nắng rọi trực tiếp, phát triển tốt trong bóng râm.
·  Công dụng (thành phần hóa học – các bộ phận trên cây – công dụng):
Dùng để chế biến mỹ phẩm; làm thuốc chữa  bệnh suyễn, tiểu đường, tiêu chảy, lở loét, tăng cường hệ miễn dịch … hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Loài cây của Phật giáo – mang ý nghĩa rất thiêng liêng.
·  Ứng dụng trong Cảnh quan:
Cây bồ đề được trồng trong chậu, trong bồn hoặc sân vườn bằng cách giâm cành, chiết cành, bằng hạt.
Cây bồ đề dáng đẹp, cao to, thích hợp trồng lấy bóng mát, bonsai, làm đẹp sân vườn, quán cà phê, công viên…tạo cảnh quan xanh cho môi trường sống.
·  Cách trồng và chăm sóc (bảo dưỡng):
Gieo hạt thẳng:
Ø    Cuốc hố với kích thước 20x20x30cm. Sau khi cuốc hố, gieo ngay.
Ø    Mỗi hố gieo 5-6 hạt đặt cách nhau 5cm, lấp dày 2cm.
Ø    Thời vụ gieo từ tháng 10 đến tháng 12, không gieo hạt quá muộn tới tháng 2 dương lịch.
Trồng bằng cây có bầu:
Ø    Đào hố với kích thước 30x30x30cm.
Ø    Thời vụ trồng vào các tháng 1, 2, 3. Khi trồng không được làm vỡ bầu, xé bỏ vỏ bầu.
Trồng bằng cây thân cụt:
Ø    Cây thân cụt được lấy từ cây gieo ươm đảm bảo tiêu chuẩn là có tuổi 10 đến 12 tháng, cao 1,2-1,5m, đường kính gốc 1-2cm. Cắt bỏ thân, để lại một đoạn dài 3-5cm tính từ cổ rễ.
Ø    Đào hố rộng 35-40cm, sâu 30cm. Trồng vào tháng 1-2. Khi trồng không để rễ bị cong, lấp đất kín cổ rễ, chỉ chừa lại phần thân trên mặt đất từ 2-3cm.
Ø    Sau 7-10 ngày cây đâm chồi mới. Theo dõi sau một tháng nếu thấy tỷ lệ cây sống không quá 85% thì phải tiến hành trồng dặm ngay trong mùa gieo trồng năm đó. Dặm bằng cây con có bầu.
Nếu trồng trong chậu, ta cần thay chậu :
Ø    Cách 2 - 3 năm vào mùa xuân, trước khi các nụ bắt đầu căng phồng, với 60% đất, 10% than bùn, và 30% cát to.
Ø    Xén tỉa và giằng dây: Thực hiên công việc xén tỉa hệ thống rễ lần đầu cùng lúc khi chọn cắt tỉa phần trên của cây và thay chậu. Cắt giảm chỉ chừa lại hai lá trên các chồi non trong mùa gieo trồng. Có thể xác định vị trí của thân và các cành cây vào bất cứ lúc nào trong năm, những tốt nhất là từ mùa thu cho đến mùa xuân.
Ø    Bảo quản phần vỏ cây lúc giằng dây và thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng dây giằng không cấn vào những cành cây đang phát triển nhanh.
Ø    Bón phân : Mỗi tháng một lần từ mùa xuân cho đến mùa thu và cách tháng một từ mùa thu cho đến mùa xuân.
Lưu ý: Đây là loại cây trồng trong nhà kính hoặc bên trong nhà vì nó phải sống ở một nơi có nhiều ánh sáng và được bảo quản chống lại những giao động về nhiệt độ. Phun xịt tán lá mỗi ngày ít nhất một lần từ mùa xuân cho đến mùa hè và đôi lúc cho phần còn lại trong năm. Vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao khoảng (20 - 25 độ C), ta nên phơi cây dần dần dưới ánh nắng mặt trời.
Chăm sóc, bón phân cho cây bồ đề Bonsai
Đặc điểm:
Ø    Các loại kiểng cây như bồ đề, bùm sụm, thông, tùng, sung, lộc vừng, mai chiếu thủy, sanh, si, đa... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối, đẹp.
Ø    Nguyên tắc tạo hình cây bồ đề:
ü    Tạo cân đối:
+ Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm:
ü    Rễ cây ăn lan:
+ Rễ cây bồ đề lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây.
Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.
ü    Cành cây:
+ Cành cây bồ đề tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây bồ đề như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn.
Ngoài ra, cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu.
Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.
ü    Thân cây:
+ Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây bồ đề là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.
ü    Tạo hình bằng dây kẽm:
+ Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bồ đề bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành.
+ Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân).
+ Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.
ü    Cách quấn kẽm:
+ Quấn thân cây bồ đề: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất.
+ Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau.
+ Quấn nhánh cây bồ đề: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên.
+ Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây.
ü    Sang chậu và thay đất cho cây bồ đề:
+ Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.
+ Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.
+ Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.
+ Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.
+ Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.
ü    Bón phân:
+ Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
5-10 gam NPK 20-10-10
20-30 gam Compomix
ü    Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu.
+ Phun phân bón lá Đầu Trâu:
Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần
·  Nhân giống:
Có thể cắt nhánh bánh tẻ, đợi ráo mủ, cắm xuống đất xốp, tưới nước giữ ẩm là có phôi mới chơi...
·   Một vài lưu ý khác về giá trị kinh tế, khai thác, chế biến, bảo quản,…. (nếu có).
Gỗ bồ đề mềm, nhẹ, thớ mịn và đều, ít cong vênh, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ bóc thành tấm mỏng rất thuận tiện trong công nghiệp giấy, làm diêm, tăm… Nhựa bồ đề (cánh kiến trắng) thơm dùng trong công nghệ thực phẩm nước hoa và trong y học…

Xem thêm
Bồ đề Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu on 10:47 AM Rating: 5

No comments:

Bạn đã đăng một nhận xét!

All Rights Reserved by Thiết kế cảnh quan © 2017
Edit bởi: Nguyễn Trọng Hữu | Chia sẻ bởi: Blogspot VN

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.