Cây đa
·
Tên
thông thường: Cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây
da
·
Tên
tiếng anh: Snake tree
·
Tên
khoa học: Ficus bengalensis
·
Nguồn
gốc & phân bố (Việt Nam & Thế giới):
Nguồn
gốc:
phân bố vùng nhiệt đới từ Ấn Độ tới Myanma, Thái Lan, Đông Nam Á, nam Trung Quốc
và Malaysia.
Phân
bố:
phân bố rộng khắp, thường thấy ở khu vực phía bắc trong các đền, đình, chùa,….
·
Các
loại cây có khả năng cộng sinh với nó: Đặc điểm tán rộng, bộ
rễ khỏe vươn xa nên khu vực bên dưới tán cây Đa, các loài cây lớn khó phát triển
được, đa phân là cây bụi, cỏ dại và các loại cây ưa bóng.
·
Hình
thái:
Cây đa là loài cây lớn nhất thế giới
tính theo bề rộng thân và cành cây với một số cây đa cổ thụ có thể che phủ một
diện tích tới vài nghìn mét vuông.
Cây Đa là loài có lá tương đối to. Gióng
mắt của cây đa cũng thưa và lại càng thưa khi cây còn non, vì thế mà rất khó
cho việc làm tay cành, làm chi.
Loài cây này có quả màu huyết dụ và các
rễ khí mọc từ các cành cây đâm xuống đất.
Đặc điểm kỳ lạ nhất của cây đa là “chỉ cần
một cây là có thể thành rừng”, bởi vì nếu trừ ra những bộ phận cành chính ở giữa
của cây thì nó vẫn còn có thể ra rất nhiều rễ từ những cành nhánh, có rễ thì được
treo lơ lửng giữa không trung, hút lượng nước ở trong không khí, có rễ lại chọc
thẳng xuống đất giống như những rễ bình thường khác, hút nước cùng chất dinh dưỡng
trong đất và lớn rất nhanh thành những cái cầu nhỏ. Nếu nhìn từ xa thì một cây
đa giống như một mảnh rừng.
Những cây con hình thành từ rễ khí không
những mọc lá mà còn không ngừng cung cấp nguồn dinh dưỡng cho thân cây mẹ, do
những rễ khí này chống đỡ cho thân cây mẹ nên còn gọi là “rễ trụ”
·
Sinh
lý – sinh thái:
Tốc
độ sinh trưởng: nhanh
Cây đa còn non thì chỉ nảy mầm ở nách
lá. Chỉ cây đa già, có tuổi đời trên 20 năm mới có khả năng nảy mầm ở những vị
trí bất ngờ.
Ưa nơi khô ráo.
·
Công
dụng
(thành phần hóa học – các bộ phận trên cây – công dụng):
Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa
là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và
tâm linh của con người.
·
Ứng
dụng trong Cảnh quan:
Cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và
khu vực làng quê. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều nơi khác nhau nhưng hầu như
nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa.
·
Cách
trồng và chăm sóc (bảo dưỡng):
·
Nhân
giống:
Nhân giống bằng hạt.
Xem thêm
Cây đa
Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu
on
1:15 PM
Rating:
No comments:
Bạn đã đăng một nhận xét!