Top Ad unit 728 × 90

Vườn nhà Huế

VƯỜN HUẾ


Kiến trúc huế
Kiến trúc ở Huế rất phong phú và đa dạng, gồm những công trình kiến trúc:
·              Kiến trúc cung đình
·              Kiến trúc dân gian
·              Kiến trúc tôn giáo
·              Kiến trúc đền miếu
·              Kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...
Mỗi công trình kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc, độc đáo, thể hiện một phần những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng biệt đã góp phần làm cho Huế trở thành "bài thơ đô thị tuyệt tác".

Kiến trúc đô thị Huế có truyền thống trên nền kiến trúc "tạo cảnh": Với phong cách riêng, quần thể kiến trúc kinh thành, đền đài, lăng tẩm, nhà cửa nơi đây đã hoà quyện cùng ngoại cảnh thiên nhiên thơ mộng của sông suối, núi rừng, bãi đồi xứ Huế.


Hình ảnh minh họa

Nghệ thuật kiến trúc vườn nhà Huế
Nhìn chung , hầu hết kiến trúc nhà vườn Huế đều xây dựng theo quy luật  “dịch lý” và phong thủy ,bao gồm : Cổng, ngỏ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà.

Sự phối hợp giữa kiến trúc chính, vườn cây, hoa, trái, đá, nước, cỏ rêu, hoa leo, và giàn tạo bóng với những kiến trúc phụ như nhà ngang, cổng ngõ, hành lang, bể cạn, bình phong... đều là những thiết kế có dụng ý. Sự phối hợp của không gian nội thất kiến trúc, không gian vườn cảnh, vườn cây ăn trái và thiên nhiên luôn luôn có sự hòa điệu; làm thế nào để cái khung thiên nhiên do con người kiến tạo có thể hòa vào cái tự nhiên của đất trời.



Hình ảnh minh họa

Những ngôi nhà cổ và vườn cây là nơi tiềm ẩn, chứa đựng những tư tưởng, tính cách của con người Huế.Nhà vườn Huế giống như một tiểu vũ trụ của cuộc sống thường ngày rất dân dã, gắn kết cuộc sống cần cù, nhẫn nại của con người với thiên nhiên.
Nhà vườn Huế là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ vừa có hiệu quả kinh tế trong sự hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc sống. Thú tiêu khiển của người Huế trong ngôi nhà vườn cũng là một nét văn hóa độc đáo. Phổ biến nhất là hòn non bộ với cảnh núi non thu nhỏ, có hang động, có chùa tháp, có suối, có thác, có người và thú vật, tượng trưng cho cảnh sinh hoạt hay sự tích lịch sử, huyền thoại, cổ tích nào đó.Ở những nhà khá giả, trong nhà thường có bộ trường kỷ, hai bên là tủ chè, sập gụ, có chưng những món đồ cổ quý giá, thậm chí cả những súc trầm chạm chim muông, hoa trái...

Nhà vườn Huế thường được lợp mái bằng một thứ ngói cổ qua thời gian đã phủ lên một lớp rêu xanh cùng hòa lẫn vào màu xanh của vườn cây quanh nhà càng làm cho bức tranh thiên nhiên ở đây thêm phần quyến rũ.


                                                                    Hình ảnh minh họa

Kiến trúc tổng thể

 Kiến trúc tổng thể thường bao gồm: cổng, ngỏ , bức bình phong, hòn non bộ, bể cạn,sân, nhà,…
1. Hàng rào

Là bao quanh ngôi nhà là hàng rào chè tàu hay hàng dâm bụt được tỉa tót khéo léo trông rất đẹp mắt. Ở mặt sau hàng rào là bụi tre, khóm trúc xanh tốt


Hình ảnh minh họa
2.  Cổng
Thông thường được xây bằng gạch,có kích thước cân xứng với ngôi nhà. Cổng được xây cột đá hai bên mở hướng vào trong, cân đối tạo sự hiếu khách, cổng thường có hoa giấy vòng qua phía trên, bụi tre ngà, khóm trúc ở hai bên.
Cổng thường hướng Bắc, Đông và Đông Nam thì sơn màu đen. Cổng ở hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc thì sơn màu đỏ. Cổng màu trắng thì đặt ở hướngTây, Bắc và Tây Bắc.
Hình ảnh minh họa
3.        Lối, ngỏ vào
Lối vào được trồng những hàng râm bụt hoặc chè tàu ngày ngày cắt xén cẩn thận. Cửa ngõ vào nhà thường xây bằng gạch lát, mái ngói hay bằng gỗ đơn sơ.
Lối vào nhà luôn quanh co (để giảm bớt sát khí từ bên ngoài xâm nhập vào nhà)


 Hình ảnh minh họa

4. Bức bình phong
Bình phong thường được làm bằng gạch hoặc cây
Theo phong thủy, bức bình phong đóng vai trò như tấm chắn nhằm cản bớt hỏa khí cũng như những luồng khí chẳng lành phát ra từ những vật lạ trước nhà,  tránh việc gây hại cho chủ nhân đồng thời điều hòa các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ theo thuyết Ngũ hành.

Ngoài ra,  bức bình phong cũng mang một vai trò thẩm mĩ hết sức quan trọng trong hệ thống đền đài phủ đệ của văn hóa phương Đông.


 Hình ảnh minh họa

5. Hồ sen, hòn non bộ

Phía sau bức bình phong  là hồ sen hoặc là bể cạn có hòn non bộ phía trên, non bộ là sự kết hợp giữa nước (thủy) và đá (thạch) chức năng chủ yếu là kết hợp với bình phong để cản bớt hỏa khí, “tụ thủy, tích phúc” cho gia chủ và trang trí mỹ thuật.


  Hình ảnh minh họa
6. Cây trồng
Chung quanh ngôi nhà là vườn cây gồm các cây cảnh, các loại hoa và cây ăn quả phong phú nhiều chủng loại. Khoảng đất phía sau dãy nhà là vườn để trồng rau, chăn nuôi gia cầm.

Thậm chí, ở đây hiện diện nhiều hệ cây hoang dại, nếu không kể những loài dùng làm củi, còn có những giống cho trái để ăn, và hẳn nhiên, không phải từ chủ ý của người trồng, có mặt khá phổ biến như cây bứa, cây chay, bồng quân, cây rát, ươi, cam rượu, bò bò...; nhiều giống rau mọc hoang như rau má, sam, trai, mã đề, bát bát, rau rìu, rau éo, me đất... Người làm vườn tiếp nhận chúng vào hệ cây nhà một cách tự nhiên, và thỉnh thoảng chúng cũng đóng vai trò đắc dụng trong bữa ăn gia đình... Chính vì vậy, vườn Huế hàm chứa tính đa dạng về mặt cây trồng và có hẳn một sự thỏa hiệp cộng sinh giữa cây trồng và cây dại.


  Hình ảnh minh họa

Từ đặc điểm đa chủng trong vườn Huế, vô hình chung đã tạo nên khung cảnh của một kiểu vườn rừng, nhiều tầng lá, không quá chú trọng đến quy hoạch mặt bằng và diện tích cho các giống cây trồng như vườn ở miền Bắc; không chuyên canh từng giống cây trái trên diện tích lớn như miền Nam, vườn Huế chỉ có cây trồng chen chúc để tồn tại một cách hợp lý trong bóng rợp của nhau.
Chức năng giáo dục từ vườn cây, thông qua những nguyên tắc lưu truyền trong nếp nhà đã tác động đến các thành viên trong gia đình Huế một cách nhẹ nhàng và đầy chất thuyết phục. Tất cả đã làm nên hoặc uốn nắn tính cách của con người từ những công việc mang tính nghệ thuật cũng như những thao tác kỹ thuật phù hợp với thực tiễn của cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Mối quan hệ giữa con người - kiến trúc với thế giới thực vật xung quanh, đã tạo nên những mối dây cảm thông vô hình. Trong một cách hiểu nào đó, con người ở đây không còn xem cây cối là vật vô tri, mà sự gần gũi, gắn bó, cũng như hình thành tự nhiên tâm lý nhân cách hóa nó; biến cây thành bạn, thành kẻ gần gũi tri âm; thành đối tượng để cưng quý, chăm sóc.

Mặt khác, trong thiết kế của khu nhà vườn Huế, tất cả đều chuyển động bởi khát vọng tái hiện một cách gần gũi nhất về vô số cảnh sắc thiên nhiên, những điểm nhiều thuận lợi trong điều kiện có thể đối với chủ nhân. Trong trường hợp này, sự can thiệp của con người thường kín đáo, dù chủ động nhưng đầy sự tế nhị.
Những công kiến trúc cảnh quan tiêu biểu ở Huế
Bên cạnh những kiến trúc thành quách, cung đình, lăng tẩm… của vương triều phong kiến xưa; Huế còn có một di sản kiến trúc khác – đó là nhà vườn - một dấu ấn đậm nét vừa mang nét tinh hoa quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống. Những nhà vườn tiêu biểu như :

An Hiên, Lạc Tịnh Viên, Từ đường ngọc sơn công chúa, nhà vườn Kim Long, Tịnh Gia Viên,…


  Lạc Tịnh Viên


  Nhà họa sĩ Hoài Phương

  
Từ đường Ngọc Sơn công chúa

Vườn nhà Huế Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu on 12:37 PM Rating: 5

No comments:

Bạn đã đăng một nhận xét!

All Rights Reserved by Thiết kế cảnh quan © 2017
Edit bởi: Nguyễn Trọng Hữu | Chia sẻ bởi: Blogspot VN

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.