Đa lâm vồ
ĐA LÂM VỒ
· Tên thông thường:đa
lâm vồ
· Tên khoa học:
Ficus rumphii
· Họ: Moraceae
(Dâu tằm).
· Nguồn gốc & phân bố
(Việt Nam & Thế giới)
Nguồn
gốc:
Ấn Độ, Malaisia.
Phân
bố:
ở Việt Nam
· Hình thái
Cây thân gỗ lớn có thể cao tới 30m, đường
kính thân 3m, cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa. Thân cây có vỏ
màu nâu xám hoặc nâu, có vảy và mang nhiều rễ, phân cành nhánh nhiều cong rủ xuống
tạo tán lá rộng, rậm và xòa.
Lá
hẹp hình tim với đầu lá kéo dài thành dài 2-5cm ở đỉnh, cuống lá dài 6–10 cm,
màu xanh lục đậm làm nổi bật gân lông chim. Lá Bồ Đề non có màu hơi đỏ, khi già
màu lá dần chuyển sang xanh.
Cây mang những cụm hoa dạng sung trên
thân, hoa đơn tính, nhỏ có hình cầu và có màu đỏ. Hoa Bồ Đề nở vào tháng 2 kéo
dài đến khoảng cuối tháng 4 thì bắt đầu kết quả. Quả Bồ Đề có hình cầu, nhỏ với
đường kính 1-1.5cm, không có cuống, mọc thành từng chùm. Qủa có màu xanh lục
khi non dần chuyển sang màu tím khi già. Mùa quả là vào khoảng tháng 5-6.
· Sinh lý- sinh thái
Tốc độ sinh trưởng: Trung bình.
Phù hợp với: Cây ưa sáng, đất giàu
dinh dưỡng, thoát nước tốt.
· Công dụng
(thành phần hóa học – các bộ phận trên cây – công dụng)
Nhựa cây gây nôn, sát trùng; vỏ chống độc.
Ở Ấn Ðộ, nhựa được dùng trị giun và làm
dịu khi bị hen suyễn, vỏ cây dùng trị rắn cắn. Ở Inđônêxia, quả chín dùng chế
thuốc bôi trị ghẻ.
Có giá trị về mặt kinh tế
· Ứng dụng trong Cảnh quan
Cây
có dáng đẹp, cao to thường được trồng ở các công viên, trên một số vỉa hè đô thị,
khuôn viên công sở, được trồng làm cây bóng mát ở nhiều đình chùa, sân vườn hay
làm đẹp cho các quán cafe, nhà hàng sân vườn, tạo cảnh quan xanh cho môi trường,...
Cây còn được sử dụng trong nghệ thuật bonsai rất được ưa chuộng.
· Nhân giống
Cây dễ tái sinh bằng hạt
hoặc giâm cành ở môi trường có ẩm độ thích hợp.
v Lưu
ý: tránh nhầm lẫn giữa cây đa lâm vồ và cây đa bồ đề.
Xem thêm
Đa lâm vồ
Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu
on
6:24 PM
Rating:
No comments:
Bạn đã đăng một nhận xét!